Quy Định Về Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Mới Nhất

2023-06-27 08:40:31
T
Quy Định Về Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Mới Nhất

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất được xem là một phương thức góp vốn của chủ thể khi thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn để đầu tư kinh doanh. Vậy pháp luật Việt Nam năm 2023 quy định như thế nào về góp vốn bằng quyền sử dụng đất?

1. Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Là Gì?

Căn cứ điều 727 Bộ luật dân sự năm 2005:
“Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất (sau đây gọi là bên góp vốn) góp phần vốn của mình bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những hình thức của chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là văn bản thỏa thuận giữa các bên, người sử dụng đất góp vốn bằng cách đưa quyền sử dụng đất của mình vào tài sản chung trong quá trình hợp tác sản xuất và kinh doanh.
Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất có thể thực hiện theo hình thức sau:
  • Hợp tác kinh doanh theo hình thức ký kết giữa các nhà đầu tư, nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và sản phẩm nhưng không thành lập tổ chức kinh tế.
  • Góp vốn để thành lập pháp nhân mới hoặc là cùng kinh doanh sản xuất với pháp nhân đã thành lập trước đó. Theo đó, pháp nhân sẽ nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi hoàn thành các thủ tục.

2. Góp Vốn Bằng Tài Sản Cố Định Là Gì?

Tài sản cố định không có quy định chung, theo Thông tư 45/2013/TT-BTC: tài sản cố định và khấu hao theo thời gian được định nghĩa theo từng loại tài sản sau:
  • Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình
Là tư liệu lao động có hình thái vật chất thoả mãn tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào quá trình kinh doanh nhưng nó vẫn giữ được hình thái ban đầu như nhà cửa, kiến trúc, thiết bị, máy móc,…
  • TSCĐ vô hình
Là tài sản không mang hình thái vật chất, như một số chi phí có liên quan trực tiếp đến đất sử dụng; chi phí quyền phát hành, bằng sáng chế – phát minh, bản quyền tác giả…
  • TSCĐ thuê tài chính
Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời gian thuê, bên thuê sẽ có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc là tiếp tục thuê theo điều kiện đã được thỏa thuận trong bản hợp đồng thuê tài chính. Số tiền để thuê tài sản được quy định tại hợp đồng thuê tài chính phải tương đương giá trị tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu như không thoả mãn được các quy định trên thì được coi là TSCĐ thuê hoạt động.
  • TSCĐ tương tự
Là tài sản cố định có tác dụng tương tự đối với cùng một lĩnh vực kinh doanh, nó có giá trị tương đương nhau.
Tài sản cố định có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian

3. Quy Định Về Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Cập Nhật 2023

Điều Kiện Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất

Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất góp vốn bằng quyền sử dụng đất cần thỏa mãn các điều kiện:
  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đất đó không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không dùng để kê biên bảo đảm thi hành án.
  • Vẫn trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, người tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất cần có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và tham gia giao dịch một cách tự nguyện.

Điều Kiện Nhận Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất

Bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức nhận góp vốn đất nông nghiệp cho quá trình thực hiện dự án.
  • Mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đối với đất trồng lúa nước, người được giao đất, cho thuê đất để sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp từ đất trồng lúa nước phải nộp tiền để Nhà nước bổ sung thêm diện tích đất trồng lúa nước đã bị mất hoặc làm tăng hiệu quả sử dụng đất chuyên trồng lúa theo quy định của Khoản 3 Điều 134 Luật Đất đai năm 2013.
Những quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là gì?

4. Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Cần Lưu Ý Gì?

Chủ Thể Có Quyền Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất

  • Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được giao trong hạn mức, đất được giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả phí thuê một lần cho cả quá trình thuê, được cơ quan Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, đất nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho và thừa kế.
  • Tổ chức kinh tế được giao đất có thu phí sử dụng đất và cho thuê đất thu tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Người Việt đang định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp được đầu tư vốn từ nước ngoài được Việt Nam cho thuê đất và thu tiền thuê đất một lần đối với cả quá trình thuê, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất có thu tiền sử dụng đất cho việc thực hiện dự án.
Căn cứ theo Luật Đất đai hiện hành, chủ thể sau đây sẽ không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
  • Tổ chức được cơ quan Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì không có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công nhân sử dụng đất trả tiền thuê đất hàng năm sẽ không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất cũng không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Chấm Dứt Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Khi Nào?

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt khi thuộc các trường hợp sau đây:
  • Hết thời gian góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Một bên hoặc là các bên đề nghị theo thỏa thuận trong bản hợp đồng góp vốn;
  • Bị thu hồi đất theo như quy định của Luật Đất đai 2013;
  • Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể;
  • Cá nhân tham gia góp vốn chết; tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc là hạn chế về năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động kinh doanh mà hợp đồng góp vốn đó phải do cá nhân đó thực hiện;
  • Pháp nhân tham gia góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn đó phải do pháp nhân đó thực hiện.
Những lưu ý cần nhớ khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất là gì?

Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Có Phải Đóng Thuế Không?

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân góp vốn bằng phần vốn góp, bằng chứng khoán, bằng sản phẩm nhà đất chưa phải khai và nộp thuế. Chỉ sau khi một trong các hành vi như chuyển nhượng vốn, giải thể doanh nghiệp, rút vốn,…thì mới bắt buộc nộp thuế TNCN.
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Khoản 10 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
"Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, góp vốn bằng chứng khoán, góp vốn bằng bất động sản".

5. Thủ Tục Đăng Ký Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải thực hiện đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai, có hiệu lực từ thời điểm được ghi vào sổ địa chính. Trình tự và thủ tục đăng ký được thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Hồ Sơ Đăng Ký Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất gồm có:
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản khác gắn liền với đất (Mẫu số 09/ĐK).
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đất đã được Nhà nước cấp.
  • Hợp đồng, văn bản góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước đối với tổ chức kinh tế tham gia nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
Hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Thủ Tục Đăng Ký Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai; nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì bạn nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa đó.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với 1 phần của thửa đất thì người sử dụng đất phải đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc tách thửa đối với phần diện tích đất cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian thực hiện sẽ không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được bản hồ sơ hợp lệ; thời gian không quá 20 ngày đối với các trường hợp ở xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, những vùng có kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Từ khóa: luatdatdai