Sổ Hồng Và Sổ Đỏ, 2 loại Giấy Tờ Này Có Sự Khác Biệt Ra Sao?

2023-06-06 09:03:23
T
Sổ Hồng Và Sổ Đỏ, 2 loại Giấy Tờ Này Có Sự Khác Biệt Ra Sao?

Đến nay khái niệm sổ hồng và sổ đỏ vẫn bị nhiều người hiểu lầm, chưa phân biệt được 2 loại sổ này. Theo quy định về mặt pháp luật của Việt Nam thì 2 loại loại sổ này khác nhau ra sao và loại sổ nào quan trọng hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Sổ Hồng Và Sổ Đỏ Là Loại Giấy Tờ Gì?

Trước đây, giấy chứng nhận chủ quyền cấp cho người sử dụng đất và chủ sở hữu nhà có tên gọi là “giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”, giấy này được thiết kế màu hồng nhạt.
Sổ hồng và sổ đỏ thực chất đều là những loại giấy tờ được sử dụng làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài khác khác gắn liền với đất. Thực hiện quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10.12.2009, ở từng giai đoạn khác nhau, ở khu vực sử dụng đất, loại đất khác nhau, Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất, sở hữu nhà ở, công trình xây dựng có đủ điều kiện, theo các mẫu phôi Giấy chứng nhận có hình thức, màu sắc, hoa văn, họa tiết, kết cấu nội dung khác nhau.
Hình minh họa cho sổ hồng và sổ đỏ.
Có thể nôm la hiểu sổ đỏ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, trang bìa màu đỏ, nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất, ở khu vực ngoài đô thị, áp dụng đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất ở nông thôn… Đối tượng được cấp giấy chủ yếu là hộ gia đình do chủ hộ đứng tên. Do mẫu này có trang bìa màu đỏ, nên người dân thường gọi là “sổ đỏ”.
Còn sổ hồng là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở”, trang bìa màu hồng, nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, khu vực đô thị, áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị. Đối tượng là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy. Do mẫu này có trang bìa màu hồng, nên người dân thường gọi là "sổ hồng”. Nhìn chung giữa sổ hồng và sổ đỏ không có quá nhiều sự khác biệt, nhưng nếu để so sánh thì cũng cần phải làm rõ nhiều yếu tố.

Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Sổ Hồng Và Sổ Đỏ Ra Sao?

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng theo quy định của pháp luật.
STT Tiêu chí Sổ đỏ Sổ hồng
1 Khái niệm Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đất nông nghiệp để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Sổ hồng hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu tại nội thành, nội thị xã, thị trấn theo quy định.
2 Nội dung Sổ đỏ thể hiện tên người sử dụng đất; thửa đất được quyền sử dụng (tên thửa đất, địa chỉ, diện tích, hình thức, mục đích, thời hạn và nguồn gốc sử dụng); và tài sản gắn liền với đất. Sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diên tích, loại đất, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…).
3 Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bộ Xây dựng ban hành trước ngày 10/8/2005, đổi thành Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009
4 Đặc điểm Sổ đỏ là sổ có bìa ngoài màu đỏ tươi, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. ổ hồng là sổ có màu hồng nhạt, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
5 Đối tượng cấp Người sử hữu nhà ở Người sử hữu nhà ở, sở hữu căn hộ
Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ Hồng Và Sổ Đỏ Loại Sổ Nào Có Giá Trị Hơn ?

Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10.12.2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý như nhau.
Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10.12.2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
Như vậy, sổ hồng hay sổ đỏ đều có giá trị pháp lý như nhau.

Sổ Hồng Và Sổ Đỏ Có Giá Trị Bao Nhiêu Năm?

Nhiều người vẫn cho rằng sổ hồng và sổ đỏ là oại sổ sẽ có thời gian sử dụng vĩnh viễn, tuy nhiên Căn cứ điều 125, điều 126 Luật đất đai năm 2013, tùy vào loại đất, mục đích sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất mà thời hạn sử dụng đất sẽ là sử dụng ổn định lâu dài hoặc sử dụng có thời hạn. Còn với sổ hồng chỉ có thời hạn sử dụng lâu dài, tức trong một khoảng thời gian dài nhất định.
Vì vậy, khi muốn mua bán nhà đất, bạn nên nghiên cứu và tìm hiểu trước về thời hạn sử dụng đất trên sổ hồng và sổ đỏ. Đặc biệt, đối với các loại hình chung cư ngày nay, thời hạn sử dụng căn hộ chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, không thể chuyển nhượng hay truyền từ đời này sang đời khác. Vậy nên, để tránh những sai sót không đáng có trong quá trình tìm nơi an cư lạc nghiệp, tìm hiểu kỹ trước khi mua là một điều cần thiết với chủ sở hữu.
Cũng theo Khoản 1, Điều 99 Luật nhà ở 2014 quy định: “Căn hộ chung cư có thời hạn sử dụng được xác định dựa trên các cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng nhà ở chung cư của cơ quan quản lý cấp tỉnh.”
Như vậy, thời hạn của sổ hồng sẽ dựa vào các công trình xây dựng, cụ thể:
  • Với công trình cấp 4, sổ hồng chung cư sẽ có thời hạn là 20 năm.
  • Với công trình cấp 3, sổ hồng chung cư sẽ có thời hạn từ 20 đến 50 năm.
  • Với công trình cấp 2, sổ hồng chung cư sẽ có thời hạn từ 50 đến 100 năm.
  • Với công trình cấp 1, thời hạn sổ hồng chung cư sẽ lên tới trên 100 năm.